Chuyện manager có cần giỏi chuyên môn không?
Gần đây mình phải tuyển dụng rất nhiều software manager. Cả năm qua được 3 người pass, năm nay mới 1 người pass thực sự với 5 vote Yes. Phần lớn các ứng viên fail không phải vì không có kinh nghiệm quản lý. Đa phần họ đểu có profile rất tốt, được sàng lọc vài ba vòng trước khi onsite. Lý do chính họ fail là không còn đủ năng lực chuyên môn cho vị trí họ ứng tuyển.
Các manager của TIKI được kỳ vọng sẽ manage để build something. Nên họ được đòi hỏi có năng lực chuyên môn rất tốt để đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm của scope họ phụ trách. Khi họ nhận một dự án, một sản phẩm, một problem, họ sẽ là người lead các engineer tìm ra giải pháp. Sẽ khó có thể có giải pháp tốt, nếu manager chỉ là người hỏi được mấy câu sáo rỗng: “làm được không, khi nào xong?”. Người manager phải có đủ năng lực để thảo luận sâu sắc với engineers, product manager để tìm ra giải pháp và kế hoạch thực thi tối ưu nhất. Sẽ có từ 4-5 vòng phỏng vấn trực tiếp, không kể 2 vòng là scan cv, phone screen. Trong các vòng phỏng vấn trực tiếp sẽ có 2 vòng kỹ thuật, 1 vòng product, 1 vòng management và 1 vòng về culture fit. Trong đó 2 vote kỹ thuật có trọng số rất cao, nếu hai vote đó no hoặc maybe yes, thì các vote còn lại rất khó để có được đồng thuận. Thực tế cũng chứng minh, khi thoả hiệp về chuyên môn đều dẫn tới các kết quả không mấy tích cực.
Thực ra tranh luận manager có cần giỏi chuyên môn là một tranh luận có tầm quốc tế. Qua cuốn Google Work Rule, thì vấn đề này cũng được nêu ra để thảo luận. Khá phổ biến hình mẫu các manager chỉ thuần quản lý con người, quy trình mà thôi. Nhưng chính từ thực tế của TIKI, những manager có hiệu quả làm việc tốt nhất là các manager có năng lực chuyên môn xuất sắc nhất. Họ biết cần làm gì để hiện thực hoá một ý tưởng, giải quyết vấn đề, họ mang tầm nhìn đó vào các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo năng lực nhân viên, xây dựng kế hoạch thực thi, họ biết linh hoạt với những hoàn cảnh khác nhau…
Nhưng tỉ lệ pass thấp cũng nói lên một thực tế là trên thị trường các manager giỏi chuyên môn không nhiều. Các sản phẩm công nghệ phần đa là đơn giản, không cần người leaders thật strong, không cần những người engineer thật xuất sắc. Khi các cty product lớn như TIKI phát triển bùng nổ, thì các sản phẩm trở nên rất phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao ở tất các level. Các manager kém chuyên môn, không có các lợi thế cạnh tranh, hay có thể đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển sản phẩm của một team. Nó cũng là một thực tế đáng buồn cho nhiều manager có kinh nghiệm, khi họ không theo kịp nhu cầu thị trường. Bữa rồi, mình phỏng vấn một anh manager sinh năm 84, profile rất giàu kinh nghiệm, từng là một engineer giỏi, nhưng khi đưa ra một vấn đề, anh chỉ còn có thể đi tới level phân tích nghiệp vụ, quản lý tiến độ, manage stakeholder… còn không thể trả lời sẽ dẫn dắt engineer thế nào để tìm ra một giải pháp công nghệ tối ưu. Và hiển nhiên nếu với một ứng viên thế này, anh ta cũng không thể tìm về những engineer xuất sắc.
Lượm: https://www.facebook.com/NghiaLeMinh/posts/10217246398783019