Xổi
Đi về các vùng quê ven đô hay cạnh các khu công nghiệp. Ta dễ dàng chứng kiến cảnh có những ngôi nhà cao chót vót, rộng thênh thang giữa làng nhưng bên trong trống trơn, những chiếc xe máy đời mới phóng vèo vèo trên con đường làng, những hàng quán, karaoke mọc lên, khách ra vào nườm nượp, những cô cậu thanh niên tóc xanh tóc vàng với những chiếc điện thoại đắt tiền và những bộ váy áo thêu rồng phượng như các đại ca giang hồ mạng đang tề tựu kể về những vụ ăn chơi đẳng cấp,… Tất thảy, họ là những người vừa bán được mảnh vườn, vừa được đền bù lô đất đang ở do sắp có dự án được xây. Chỉ trong 1 đêm, cả làng trước đây vẫn lam lũ trồng trọt cày cấy, bỗng nhiên vụt lên thành tỉ phú. Họ bắt đầu tính toán phải cất lại căn nhà đang ở cho khang trang hơn, nhà phải cao cửa phải rộng – các cụ nói rồi, như thế mới oách, mà còn phải cao phải rộng hơn nhà hàng xóm nó mới oai. Thế rồi nhà cao cửa rộng thì phải có xe đẹp chứ ai lại để con xe cà tàng thế kia nó không xứng, mà có xe đẹp rồi thì người cưỡi nó phải sành điệu, tóc tai phải như ca sỹ, quần áo phải như các idol. Cơ mà xe sang quần áo đẹp thì phải bước vào những nơi sang trọng nó mới thể hiện được đẳng cấp, phải chơi những thứ thời thượng nó mới ra dáng dân chơi,…cứ thế họ bỗng chốc biến thành những tay chơi sành điệu, thành những con người hoàn toàn mới và mở miệng ra là nói tiền tỉ.
Và, sau 1 khoảng thời gian ngắn, tiền bắt đầu cạn nhưng quen ăn chơi xa hoa giờ không có không chịu được, lại về bán đất, lại ăn chơi, và khi đất hết thì bán dần những thứ có thể bán, đi vay những ai có thể vay. Kết cục thế nào chúng ta đều có thể hình dung ra nên không cần phải kể tiếp.Câu chuyện bên trên là một ví dụ điển hình của những người giàu xổi, giàu lên không phải bằng tài năng mà là do may mắn, bỗng nhiên có cục tiền rơi vào đầu. Họ hoàn toàn không có chút kiến thức nào về tài chính, về kế hoạch chi tiêu và càng không có nguồn thu tương xứng để đảm bảo dòng tiền ra vào hiệu quả. Ngoài ra, chính bản thân họ đang bị dính vào hiệu ứng Diderot – hiệu ứng mua sắm hình xoáy ốc.
Chuyện kể rằng: Gần như cả cuộc đời, triết gia nổi tiếng người Pháp Denis Diderot đã sống trong cảnh nghèo khó; nhưng vào năm 1765 thì tất cả đều thay đổi. Khi ấy, Diderot đã 52 tuổi và con gái ông thì sắp kết hôn, nhưng ông lại không đủ tiền lo của hồi môn cho con. Dù nghèo túng, Diderot vẫn được nhiều người biết đến vì ông là tác giả của bộ Encyclopédie, một trong những bộ bách khoa toàn thư đầy đủ nhất mọi thời đại.
Khi nữ hoàng Catherine Đại đế của nước Nga biết Diderot gặp khó khăn tài chính, bà đã đề nghị mua lại thư viện của ông với giá 1.000 bảng Anh, tương đương 50.000 đô la Mỹ vào năm 2015. Thoáng chốc, Diderot đã trở nên giàu có.Không lâu sau thương vụ may mắn này, Diderot đã mua một chiếc áo choàng mới màu đỏ tươi. Đó là lúc mọi chuyện trở nên không ổn. Chiếc áo choàng đỏ của Diderot rất đẹp. Thực ra, nó đẹp đến mức ông lập tức nhận ra rằng nó trông thật lạc lõng giữa những vật dụng bình thường trong nhà. Theo lời ông, chiếc áo choàng và các đồ vật còn lại của ông “không hài hòa và tương xứng với nhau”. Vị triết gia sớm cảm thấy muốn mua thêm vài món đồ mới cho xứng với vẻ đẹp của chiếc áo choàng.Ông thay thảm cũ bằng một chiếc thảm mới xuất xứ từ Damascus. Ông trang trí nhà cửa bằng những bức tượng xinh đẹp và một cái bàn ăn tốt hơn. Ông mua một cái gương mới đặt bên trên chiếc áo choàng, và “ông bỏ cái ghế rơm ra tiền sảnh và thay thế nó bằng một cái ghế da.”Hành vi mua sắm theo hứng này được biết đến với tên gọi “Hiệu ứng Diderot”.
Hiệu ứng Diderot là gì?Hiệu ứng Diderot mô tả việc sở hữu một món đồ mới thường tạo ra tâm lý mua sắm nhiều hơn và dẫn đến “vòng xoáy mua sắm” khiến chúng ta tiêu tiền vào những thứ mình không thật sự cần. Kết quả là chúng ta mua những thứ mà thậm chí trước kia mình chẳng bao giờ nghĩ tới.Hiệu ứng Diderot là một hiện tượng tâm lý xã hội có liên quan đến hàng tiêu dùng bao gồm hai ý tưởng:– Đầu tiên là hàng hóa được thanh toán bởi người tiêu dùng sẽ gắn kết (cohesive) với cảm giác của họ về bản sắc (identity), và như một kết quả, sẽ đòi hỏi một sự bổ sung của những món đồ liên quan khác khác.– Thứ hai là sự sở hữu một đồ vật mới lệch chuẩn so với những món đồ bổ sung hiện tại của người tiêu dùng có thể dẫn đến một quá trình xoắn ốc (spiraling) tiêu thụ.
Lý do bạn muốn sở hữu những thứ mình không cần:Rất nhiều người đã từng là nạn nhân của hiệu ứng Diderot. Bạn có thể bắt gặp những hành vi tương tự ở nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống:– Ví dụ vợ bạn vừa mùa một chiếc váy mới và sau đó quyết định mua thêm đôi giày và cặp bông tái mới cho tương xứng.– Bạn mua một thẻ thành viên ở câu lạc bộ thể hình, và không lâu sau đó quyết định bỏ tiền ra mua nào là ống lăn (dụng cụ mát-xa cơ sau khi tập thể dục), băng quấn đầu gối, dây quấn cổ tay và những bộ thực đơn ăn kiêng kiểu Paleo.– Bạn mua bộ sô pha mới và chợt nhận ra bạn không hề thích bài trí của căn phòng lúc này. Vấn đề ở những chiếc ghế tựa, bàn trà, chiếc thảm hay là ở tất cả mọi thứ. Liệu bạn có cần thay đổi?Hiếm khi chúng ta nghĩ đến việc đơn giản hóa, loại bỏ hay giảm bớt. Thay vào đó, khuynh hướng tự nhiên của chúng ta luôn luôn là tích lũy, nâng cấp và mua thêm những đồ vật mới (trích từ Tâm lý học hành vi)
Tác hại của hiệu ứng Diderot:– Nếu như bạn là một người cực kỳ giàu có, vậy thì thỉnh thoảng bỏ tiền ra mua sắm một cách tùy hứng cũng chẳng hại gì. Tuy nhiên, phần lớn mọi người trong xã hội đều không quá dư dả về tài chính. Chúng ta có những thứ quan trọng hơn cần phải chi tiền. Nếu cứ mua các vật dụng không cần thiết một cách vô tộ vạ, chúng ta sẽ mất đi khoản tiền quý giá mà đáng lẽ có thể sử dụng một cách hợp lý để cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng hạnh phúc của bản thân.– Hiệu ứng Diderot cũng có thể khiến bạn gặp rắc rối về tài chính, thậm chí lâm vào tình trạng nợ nần.– Những vật dụng không cần thiết liên tục gia tăng sẽ chiếm nhiều không gian sống trong ngôi nhà của bạn. Không những thế, nó còn tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian và công sức để sắp xếp, dọn dẹp.Tiêu dùng thông minh không phải chuyện dễ, đặc biệt lại có thể bị rơi vào hiệu ứng tâm lý Diderot như vừa nêu ở trên, các nhà kinh doanh lại luôn vận dụng để đánh vào tâm lý đó của mỗi khách hàng, khiến bạn không thể thoát ra được khỏi vòng xoáy mua sắm đó. Tuy nhiên vấn đề này hoàn toàn có thể học được, có thể tham khảo từ người khác được. Ví dụ có thể tham gia khóa học tài chính cá nhân #MoneyMaster của Nguyễn Mạnh Linh, có thể nhìn những tấm gương xung quanh mình có rất nhiều người cực nhiều tiền nhưng họ sống đơn giản và chi tiêu vô cùng hợp lý. Tất cả đều do chính mình tự lựa chọn và quyết định mà thôi.//Cơ mà mình thích ăn món cà muối xổi, rất giòn và ngon. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, không liên quan đến bài viết 🙂