ON ASKING FOR HELP – MỞ LỜI NHỜ HỖ TRỢ (part 1)
Điểm cộng to đùng của thời công nghệ là mỗi khi bí vấn đề gì thì có rất nhiều cách để tự giúp mình (Google hay tự tìm hiểu nè) và được người khác giúp. Cách “nhờ người giúp” mà nhiều bạn hay dùng là lên nêu câu hỏi trên các diễn đàn/cộng đồng, nhưng thật có nhiều bạn hỏi mà tụt mood trả lời luôn.
Tích luỹ từ kinh nghiệm (hỏi ngu) của bản thân lẫn quan sát của một người già (ngày càng) khó tánh, mình viết ra 7 gạch đầu dòng nhỏ để các bạn cân nhắc go through trước khi gõ phím hỏi trên một page nào; hỏi đúng cách thì sẽ nhận được nhiều câu trả lời hay ho và cũng là giúp ích cho cộng đồng (khiến tri thức/kinh nghiệm được viết ra).
Viết hết xong thấy hơi dài, nên post 2/7 trước vại:
— [1] There is no free lunch – Đừng cố kiếm “hàng miễn phí”Cái này có thể hơi tranh cãi, nhưng mình thì không tin vào “lòng thương” (for no good reason). Nếu đó thật sự là một vấn đề quan trọng, thì cũng không nên rely vào những thông tin chia sẻ bâng quơ (của những người rảnh thì nói). Trừ khi bạn đặt câu hỏi trên một cộng đồng uy tín và rất sẵn lòng chia sẻ, còn không thì nên go extra miles để mọi người sẵn lòng dành thời gian (và tâm tư) cho bạn hơn.
Thế thì làm sao để không (trông giống) người đi tìm “free lunch”? Đơn giản thôi, offer something back.
Những câu trả lời chất lượng sẽ đến từ nỗ lực và trải nghiệm (thậm chí sai lầm) và ngay cả điều đó có sẵn trong đầu thì việc viết ra sao cho logic, dễ đọc và wording mượt cũng là một việc tốn thời gian (case của mình thì mất tầm 20 phút cho một cmt trả lời khoảng 8-10 dòng). Khi bạn dùng thời gian (và trải nghiệm) của người khác thì nên nêu rõ những thứ mình sẵn sàng give back (ít nhất điều này cũng chứng tỏ bạn cam kết với câu hỏi của mình).
Hai cách give back đơn giản: (1) hứa sẽ tổng hợp các thông tin mình nhận được (từ nhiều nguồn, không chỉ community này – bao gồm cả những cập nhật của bản thân) vào một file share-able (dễ nhất là Google Docs dạng view-only/comment) và sau đó có thể edit thành một bài viết/file hoàn chỉnh để share lại.
Như vậy những người (a) đã trả lời cũng cảm thấy mình đang không chỉ giúp một mình bạn, (b) muốn tiếp tục trả lời cũng có thể screen rất nhanh xem topic đang progress đến đâu mà không phải ngồi đọc lại tất cả comment để không nói trùng.
(2) give back một khoảng (x) thời gian trên những skills/khả năng mình có cho 5 người có câu trả lời giá trị nhất. Ví dụ một lời nhắn rất dễ mến mình từng đọc trên một marketing community: “Em có tìm hiểu sơ thì biết vấn đề này không đơn giản, có lần một đàn anh giải thích cho em cũng mất cả 30 phút để hiểu cơ bản – nên mỗi câu trả lời hiệu quả thì em nghĩ mình đang xin tầm 30 phút của các anh chị, em xin phép give back bằng cách hỗ trợ các anh chị research/sắp xếp số liệu hay làm slides (em khá ổn về phần data và làm slide)”.
Khả năng cao là không ai “bắt” bạn giữ lời hứa (hay xài quyền lợi này đâu), nhưng isn’t it much nicer to ask that way?
— [2] Don’t be desperate – Đừng tuyệt vọngKhông có gì dễ nhìn thấu bằng sự… tuyệt vọng và cũng hiếm ai muốn spend time & effort trên một người (a) có vẻ already give up hay (b) để mọi thứ quá last minute hay live-and-dead pressure để give some help (dù rằng hầu hết trường hợp nhờ giúp đỡ đều ko đến mức thế).
Với common sense, bất kỳ ai giúp đỡ thật lòng thì cũng đều already đặt some mind in it – nên nếu kết quả không tốt thì người đó cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo; nên đứng trước “kèo khó” thì nhiều người (trong đó có cả tui) có một lựa chọn automatic “thôi để dịp khác, tội gì dính vào”.
Yếu tố thường xuyên tạo ra sự tuyệt vọng là về thời gian, thường người hỏi bắt đầu không đủ sớm hay có hoạch định đủ tốt (nên có sth wrong vào last minute). Nên để tránh yếu tố này thì hãy hỏi càng sớm càng tốt bằng một công thức đơn giản:
mức độ hệ trọng của quyết định này (bạn cho thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là cao nhất) thì nên tỷ lệ thuận với (số tháng)
— nghĩa là nếu một quyết định cực kỳ quan trọng với bạn thì nên hỏi ít nhất trước đó 5 tháng, còn nếu là một việc “ừ thì cũng muốn đạt được đấy” thì cũng nên hỏi trước 2-4 tuần (1 tháng).
Thử nghĩ xem, nếu vấn đề của bạn đủ quan trọng (và phức tạp, thế thì mới cần hỏi) thì rất khó để người đọc có thể type trả lời nhanh; nếu họ đọc (và quan tâm lẫn muốn trả lời “có tâm”) trong tuần thì cũng để cuối tuần (or next weekend) để trả lời cho bạn – vì việc trả lời; dù quan trọng với bạn, cũng không quan trọng đến-vậy với người khác. Bản thân tui cũng có những câu hỏi vẫn trong waiting list chưa trả lời (dù có sẵn câu trả lời trong đầu). Nên ngay cả câu chuyện hỏi-đáp cũng nên aware timing cycle.
Một yếu tố khác khiến bạn tuyệt vọng là thấy vấn đề quá bự, rối nùi, “không biết bắt đầu từ đâu”. Well, cái này thì mình khá nghi ngờ là hình thức hỏi đáp qua cmt sẽ help được nhiều – lúc này bạn nên tìm một vài người tin cậy và ngồi xuống viết ra các vấn đề để simply thứ cần hỏi, trước khi post lên mạng.
Hay đơn giản là post lên tìm người có thể giúp bạn việc đó (xin tầm 30 – 45p cafe/catch-up chẳng hạn)
Cái này sẽ liên quan khá nhiều đến tip số [3] State your objective, problem and (your) current solution (or way of conducting solution) clearly – Trình bày rành mạch mục tiêu, vướng mắc và cách gỡ hiện tại -> sẽ post trong lần tới.(còn típ)