Bỏ học?
Hôm nay đánh dấu năm thứ 11 của tôi khi tôi bỏ đại học và cũng là năm thứ 10 của tôi khi tôi làm việc trong “thế giới kỹ thuật số” thực sự.
Cho đến nay, tôi chưa bao giờ được ghi nhận là thành công, nhưng trong suốt quãng đường vừa đi, tôi đã tích cóp được một số điều có thể nó là “vô dụng” khi học ở trường. (Khoảng 10 đến 20 điều và tôi sẽ post dần mỗi bài 5 – 6 điều gì đó)
Có thể sẽ rất rất nhiều người nghĩ tôi tiêu cực hay cổ vũ cho phong trào nào đó hoặc khuyến khích sinh viên “bỏ học”.
Không!Edited: Tôi xin lưu ý thêm là tôi không cổ súy việc bỏ học. Tùy từng ngành nghề mà phải học hay không phải học đại học. Tôi không vơ đũa cả nắm nhé. Anh em nhiều người hiểu lầm ý đồ của bài viết này.
1/20: Đại học không phải là con đường duy nhất
Hầu hết thế hệ học sinh, sinh viên của chúng ta đều được giáo dục cho một mục tiêu trước mắt là đạt điểm cao, vào đại học và có một công việc tốt.Bạn có để ý đến tỷ lệ thất nghiệp hiện nay không? Sinh viên ra trường, tỷ lệ có việc làm có cao không?
Là một sinh viên “bỏ học đại học thành công”, tôi muốn nói với mọi người điều này: có hàng trăm hàng trăm con đường sống khác nhau ở ngoài kia. Điều phù hợp với bạn có thể không phải là điều mà giáo viên và cha mẹ của bạn khuyến khích bạn làm theo, nhưng bạn phải quyết định cho chính mình.
2/20: Một nghề nghiệp “tốt” chưa chắc đã cần mức lương cao.
Chúng ta thường định khung thành công trong sự nghiệp về mức lương – và không có gì khác. Còn về sự tự do, về cả thời gian và sự thoải mái khi sống, để theo đuổi điều gì đó đáng giá bên ngoài văn phòng?
Theo tôi, một nghề nghiệp “tốt” là nghề giúp bạn tiến gần nhất đến lối sống mong muốn của mình. Phong cách sống mong muốn của mọi người sẽ khác nhau, nhưng bằng cách khẳng định rằng tiền lương là thước đo duy nhất để đánh giá chất lượng công việc thì thực sự không đúng.
3/20 Trường học không thể chuẩn bị cho bạn cuộc sống thực được
Bạn còn nhớ bài tập về nhà chứ? Bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, 60 phút…văn mẫu, sách tham khảo. Tất cả đều chỉ với một mục đích cố gắng hết sức để không mắc sai lầm.
Nào, bây giờ bạn hãy nhìn vào cuộc sống hằng ngày của bạn đi. Nó có giống với những gì bạn đang phải trải qua hàng ngày trong sự nghiệp của mình không?
Để thành công trong thế giới thực đòi hỏi một bộ kỹ năng hoàn toàn khác so với những kỹ năng bạn đã học ở trường. Sẽ mất thời gian để tìm hiểu chúng, nhưng bạn sẽ tốt hơn nên nắm bắt quá trình này hơn là bám lấy những ý tưởng cũ một cách bất lực.
4/20: Không ai trong thế giới thực sự quan tâm đến học bạ của bạn cả
Tôi hết sức Nghiêm túc về điều này. Tôi chưa từng nghe một ai đó hỏi về học bạ của tôi cả. Và tôi tin bạn cũng vậy. Nếu bạn vẫn còn là sinh viên, hãy ngừng tập trung quá nhiều vào việc đạt đến một con số nhất định và thay vào đó hãy chú ý hơn đến lượng kiến thức và trải nghiệm sống thực tế bạn sẽ thu được mỗi ngày.
5/20: Thất bại không phải là điều nên tránh bằng mọi giá. Thất bại là điều đáng để trải qua.
Ở trường, điểm kém và những sai lầm trong bài tập là nguyên nhân tạo nên các hình phạt – khiến thế hệ học sinh coi thất bại là một trải nghiệm hoàn toàn tiêu cực.
Nhưng như bất kỳ doanh nhân nào sẽ nói với bạn, thất bại là yếu tố quan trọng để tiến bộ! Vì vậy, thay vì đánh bại bản thân về những sai lầm của bạn, hãy dạy bản thân đón nhận những thách thức này như những cơ hội học tập cho phép bạn cải thiện bản thân và cải thiện những nỗ lực trong tương lai.
Hy vọng nội dung này không khiến bạn khó chịu.Sẽ còn tiếp tục nữa, đừng bỏ lỡ nhé…
Bài viết của anh Tình: https://www.facebook.com/asktinh/posts/2642360012734625
Hay anh ới…
Học đi em, đừng bỏ