Khởi nghiệp, quản trị, marketing,..., Lượm, Đối nhân xử thế

DOING THINGS RIGHT OR DOING THE RIGHT THINGS?

Bạn đang bước vào cuộc đua từ Thanh Hóa đến Hà Nội. Bạn chuẩn bị rất kỹ lưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ và bước vào cuộc đua hết tốc lực. Đến nửa đường bạn bỗng nhiên phát hiện ra mình đang ở Nghệ An???….

Còn gì đau khổ bằng nỗ lực hết mình cho một mục tiêu sai lầm? Cuộc sống bên ngoài cũng vậy nhưng khó hơn vì đời thường không có Google Map hay GPS để chỉ đường cho ta mỗi nơi, mỗi lúc. Và mục tiêu cuộc đời nó cũng dài hơn quãng đường 150km từ Thanh Hóa đến Hà Nội và để thực hiện nó cũng mất nhiều thời gian hơn rất nhiều.

Rủi ro lớn nhất là đến cuối cùng chúng ta cứ nỗ lực cố gắng đi về phía trước mà không biết mình đi sai hướng. Thời gian là thứ đầu tiên mất đi, tiếp theo là công sức, tiền bạc. Thứ khủng khiếp hơn sẽ mất đi nữa đó là niềm tin. Chúng ta liên tục tự hỏi, trách móc vì sao chúng ta đã rất cố gắng, rất nỗ lực nhưng lại không có kết quả.

Tại sao bạn A làm việc rất tỉ mỉ, kỹ càng lắm mà sao doanh số không nhiều bằng bạn B?Tại sao công ty X làm mọi thứ kỹ càng, bài bản, chuẩn chỉnh mà không bán được hàng như công ty Y quy trình lộn xộn thiếu chuyên nghiệp?

Liệu nỗ lực lớn hơn đã đủ trở thành lời giải của vấn đề hay không?

VẬY LÀM SAO ĐỂ TÌM ĐƯỢC THE RIGHT THINGS

1. Xác định mục tiêu

Mỗi một vấn đề khi đưa ra chúng ta cần trả lời câu hỏi “Why do you do what you do?”. Tại sao chúng ta cần phải làm điều này?
Hãy sử dụng phương pháp “5 Whys” cho mỗi vấn đề/mục tiêu của mình. Ví dụ: Tôi muốn chạy bộ -> Tại sao phải chạy bộ? -> Vì chạy bộ tốt cho sức khỏe -> Tại sao lại muốn tốt cho sức khỏe -> Mình tôi muốn mình trông khỏe mạnh hơn -> Vì sao tôi muốn mình trông khỏe mạnh hơn? v.v…
Để tìm ra vấn đề gốc đôi khi bạn chỉ cần đặt ra 2-3 whys, nhưng cũng có khi bạn cần đặt ra 8-10 whys điều đó không thực sự quan trọng bằng việc tìm được gốc rễ của vấn đềHãy đặt câu hỏi với sự nghi ngờ cao nhất “liệu đó có phải là điều mình thực sự mong muốn?” Và nếu là câu trả lời đúng bạn sẽ cảm nhận được nó. Điều này thật sự không dễ để làm, có những việc tôi đã mất nhiều tháng – nhiều năm để trả lời. Và tôi tin điều đó hoàn toàn xứng đáng.
Khi bạn trả lời được “Why you do what you do?” tức là bạn đã thành công được ½ trên con đường tìm được right things.

2.Một vấn đề luôn có nhiều đáp án
Nếu mục tiêu của tôi là khỏe mạnh thì ngoài “tập luyện thể thao” còn có ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học. Thậm chí trong tập luyện thể thao cũng có nhiều câu trả lời ngoài chạy bộ như đá bóng, bơi lội, gym v.v…
Với doanh nghiệp cũng vậy, nếu mục tiêu là tăng doanh số thì cũng có nhiều loại hành động khác nhau có thể làm tăng doanh số: Thêm sản phẩm mới, thêm nhân sự, nâng cao chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng cũ v.v…
Hãy đặt câu hỏi nghi ngờ “liệu có còn phương án nào khác giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu này hay không?” Cố gắng liệt kê hết tất cả các phương án có thể để trả lời.
Có một điều thú vị ở đây là những phương pháp, ý tưởng dù có sự liên quan trực tiếp đến trải nghiệm nào đó của bạn trong quá khứ. Cách duy nhất để gia tăng các lựa chọn ở bước này là thu thập thêm thật nhiều “trải nghiệm” thông qua: Nghe, nói, đọc, viết.

3. Lựa chọn đáp án theo mục đích
Đúng sai bản chất là một thứ tương đối. Đúng hay sai của mỗi giải pháp thì phải căn cứ vào mục đích ban đầu của vấn đề. Vậy nên hãy đối chiếu xem nó có hợp với mục đích của mình không? Nếu mục tiêu của bạn trong 2 năm tới là học tập kinh nghiệm thì hãy cứ chọn một đơn vị mà mình học được nhiều nhất mà làm, đừng quan tâm đến lương. Nếu mục tiêu của bạn trong 2 năm là tài chính, vậy hãy kiếm đơn vị nào lương/thưởng cao nhất mà làm. Còn muốn chọn đơn vị nào vừa được học tập vừa thu nhập thì…. chắc chỉ có DLS mà thôi 🙂.

4. Học cách say NO với Non-Right-Things
Lựa chọn giữa cái đúng trong rất nhiều cái sai là một việc khó. Và lựa chọn cái đúng nhất trong rất nhiều cái đúng thì là siêu khó. Để thực hiện việc này thì bạn cần đánh giá tỷ suất lợi nhuận (ROI) của từng phương án. Điều quan trọng nhất bạn sẽ phải lượng hóa toàn bộ “lợi nhuận” kèm theo “chi phí” về cùng một đơn vị. Mọi chuyện sẽ không đơn giản kiểu “Project A đầu tư 100tr thu về 150tr -> lãi 50%” Bạn cần làm rất kỹ vì đôi khi khoản đầu tư trên có thể sẽ là lỗ ví dụ như: Dự án mất 2 tháng trong khi thu nhập trung bình tháng của bạn là 30tr/tháng -> Lợi nhuận thu về =150tr – chi phí đầu tư (100tr) – chi phí cơ hội (60tr) = -10tr
Để tính được tỷ suất lợi nhuận nhằm chọn ra phương án tốt nhất là bạn phải liệt kê được toàn bộ phần Nhận Về (R-Return) và phần Bỏ Ra (I-Investment) một cách thật đầy đủ sau đó đưa chúng về cùng một đơn vị

Ví dụ với một dự án kinh doanh
Phần R-Return: Với kinh doanh thì doanh nghiệp không chỉ thu về mỗi dòng tiền thu về mà còn là khách hàng, còn là thương hiệu v.v… Có thương hiệu, có khách hàng thì sẽ tốt hơn, điều này ai cũng sẽ biết nhưng tốt hơn là tốt như thế nào? Khách hàng mang lại bao nhiêu tiền? Thương hiệu, tình yêu khách hàng ảnh hưởng thế nào đến giá trị trọn đời của khách hàng (LTV)? Ảnh hưởng thế nào đến chi phí bán hàng (COGS) và còn rất nhiều yếu tố mà chúng ta hưởng lợi từ đó. Vậy để tính toán kỹ thì chúng ta cần lượng hóa toàn bộ lợi ích về một đơn vị trong HIỆN TẠI, nếu chưa là hiện tại thì hãy dùng phương pháp chiết khấu cơ hội để đưa về hiện tại. Nên nhớ số liệu chỉ có ý nghĩa so sánh khi có cùng đơn vị trong cùng một thời điểm
Phần I- Investment: Tương tự như vậy chi phí không chỉ bao gồm mình vốn bỏ ra mà còn rất nhiều thứ như: Chi phí cơ hội, chi phí ngầm, chi phí rủi ro, tỷ suất sử dụng vốn v.v.. Thường một dự án thì sẽ có rất nhiều loại chi phí trong đó vậy nên nếu không tính toán cẩn thận chúng ta sẽ rơi vào trường hợp “nhìn là lãi nhưng thực tế lại lỗ”.
Hiểu được bản chất ROI của từng công việc dù là kinh doanh hay trong cuộc sống thì sẽ chọn ra phương án tốt nhất một cách dễ dàng hơn. Trong một xã hội biến động không ngừng, các dữ liệu đầu vào liên tục thay đổi thì một một thứ sẽ không bao giờ luôn đúng mãi được. Vậy nên cần thực hiện đánh giá một cách liên tục mỗi khi các dữ liệu đầu vào có sự biến động lớn.

5. The rights thing không phải là thứ cố định
Xã hội luôn luôn biến chuyển và bản thân mỗi người trong mỗi giai đoạn lại có mục đích, nhu cầu khác nhau. Vậy nên The rights things sẽ không phải là thứ cố định. Cần tiến hành đánh giá, review lại định kỳ. Có những thứ đã từng rất đúng không có nghĩa là nó sẽ mãi luôn luôn đúng

LỜI KẾT: SAU THE RIGHTS THINGS LÀ DOING THINGS RIGHT
Right things không phải là tất cả. Có lựa chọn đúng thì chúng ta đã có lợi thế hơn người khác, nhưng lợi thế chưa phải là kết quả. Muốn biến lợi thế thành kết quả thì cần dồn toàn bộ: Tâm, Thể, Ý, Thần vào đó. Hãy dành cho mình tâm thế là hôm nay mình chưa làm tốt và ngày mai mình phải làm tốt hơn hôm nay. Nếu làm được hai điều đó thì dù trong trong lĩnh vực nào, mục tiêu nào bạn cũng sẽ là một trong những người xuất sắc nhất.

nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=527815891531458&id=100029091555185