Lượm

Lượm part nào đấy

Năm 2016, Vincom Retail có tổ chức cuộc tuyển chọn Lãnh đạo tiềm năng cho nhân viên nội bộ. Miền Nam có khoảng 400 bạn tự ứng cử, thi qua 4-5 vòng gì đó, đến vòng cuối còn khoảng 20 người, sẽ do mình phỏng vấn trực tiếp. Với tất cả 20 bạn này, mình đều chỉ hỏi 3 câu giống nhau. Kết quả là chẳng ai đạt yêu cầu cả, đa phần là tự đánh giá mình chưa đáp ứng yêu cầu của vị trí.
Gần đây mình cũng hay nhận lời tư vấn career path cho một số bạn trẻ, mình cũng đặt trước 3 câu hỏi đó cho các bạn trẻ, và hẹn sẽ nói chuyện sau khi nhận được phần chuẩn bị của các bạn ấy. Đa phần các cuộc hẹn bị cancel, lí do là các bạn ấy không gửi lại câu trả lời cho 3 câu hỏi đó.
Ba câu hỏi đó là:

  1. Vị trí công việc mà bạn mong muốn trong 5 năm tới là gì? Vị trí đó yêu cầu các TIÊU CHÍ/YÊU CẦU gì?
  2. Bạn tự đánh giá bản thân trên thang điểm 10 cho từng TIÊU CHÍ/YÊU CẦU thì GAP (khoảng cách) là bao nhiêu điểm?
  3. Kế hoạch/hành động và yêu cầu hỗ trợ gì để bạn lấp đầy các GAP (khoảng cách) đó một cách nhanh nhất?
    Người Việt mình rất thông minh, nhưng lại rất LƯỜI suy nghĩ và thiếu nền tảng tư duy cơ bản, đặc biệt là thích ăn xổi, phất nhanh, đánh quả….
  4. Muốn lên chức nhưng lại mình mẩy, lãn công, tỏ ra mình quan trọng thay vì lập Kế hoạch phát triển cá nhân (Personal Development Plan) rồi thảo luận với Sếp và chứng tỏ năng lực của bản thân.
  5. Muốn đầu tư chứng khoán/crypto nhưng chỉ vào các group chờ được chỉ cho “kèo” “quả” thay vì học hành nghiên cứu nghiêm túc về kiến thức cơ bản.
  6. Muốn làm biz thành công nhưng chỉ nghĩ tới chiêu trò, quảng cáo… thay vì đầu tư vào sản phẩm, con người, thương hiệu.
  7. Muốn áp dụng công nghệ mới nhưng chỉ gọi nhà thầu tới bắt tư vấn chán chê rồi không chịu đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức.
  8. Muốn hợp tác với nhau nhưng chỉ nghĩ làm sao để thịt được phần bánh của đối tác thay vì win win cùng nở cái bánh to hơn.
    Nếu dùng KHÔN LỎI có vẻ hơi nặng nề, nhưng đây là từ mô tả sát nhất điểm yếu trong dân tộc tính của người Việt.
    Có lẽ là tại trong trường học, không hề có bộ môn kiểu như Tư duy Tử tế, Tư duy hệ thống hay Văn hóa doanh nhân nhỉ?
    P/s: một số bạn không đồng tình vụ mình cho cả 20 bạn fail. Nếu nghĩ thêm 1 chút thì sẽ thấy thực ra là đến vòng phỏng vấn với mình là các bạn ấy đều đã trúng tuyển hết rồi. Và buổi pv với mình không phải để pv, mà là buổi học đầu tiên vv làm lãnh đạo.